Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

Lý thuyết Kế toán - Kế toán là gì | Chức năng của hệ thống kế toán | Ke toan la gi | Chuc nang cua he hong Ke toan


Khái niệm và nguyên tắc kế toán

    Bài đầu tiên xin giới thiệu với các bạn khái niệm và nguyên tắc Kế toán, giúp các bạn có cái nhìn chung nhất về kế toán và nghề Kế toán.

1. Kế toán là gì
   Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp.
Để cung cấp thông tin về kinh tế tài chính thực sự hữu dụng về một doanh nghiệp, cần có một số công cụ theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tổng hợp các kết quả thành các bản báo cáo kế toán. Những phương pháp mà một doanh nghiệp sử dụng để ghi chép và tổng hợp thành các báo cáo kế toán định kỳ tạo thành hệ thống kế toán.
2. Chức năng của hệ thống kế toán bao gồm :
· Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác .
· Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khác nhau, việc phân loại này có tác dụng giảm được khối lượng lớn các chi tiết thành dạng cô đọng và hữu dụng .
·Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đáp ứng yêu cầu của người ra các quyết định.
Ngoài ra, quá trình kế toán còn bao gồm các thao tác như việc truyền đạt thông tin đến những đối tượng quan tâm và giải thích các thông tin kế toán cần thiết cho việc ra các quyết định kinh doanh riêng biệt.
Lưu ý : Thuật ngữ "nghiệp vụ" chỉ một hành động đã hoàn thành chứ không phải một hành động dự kiến hoặc có thể xảy ra trong tương lai.
3. Phân loại Kế toán
Kế toán trong doanh nghiệp có thể được phân chia theo nhiều cách :
·Theo cách thức ghi chép, kế toán gồm 2 loại :
* Kế toán đơn
* Kế toán kép
· Theo phần hành kế toán gồm :
* Kế toán tài sản cố định.
* Kế toán vật liệu.
* Kế toán vốn bằng tiền.
* Kế toán thanh toán.
* Kế toán chi phí và giá thành.
* Kế toán bán hàng. 
   v.v....
· Theo chức năng cung cấp thông tin :
Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi, phổ biến bởi vì mục đích của kế toán là cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, mà có rất nhiều đối tượng mỗi đối tượng lại quan tâm đến doanh nghiệp với một mục tiêu khác nhau.
Theo cách này kế toán gồm :
* Kế toán tài chính
* Kế toán quản trị
4. Kế toán tài chính và kế toán quản trị :
· Kế toán tài chính: là kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp cho người quản lý và những đối tượng ngoài doanh nghiệp, giúp họ ra các quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm .
· Kế toán quản trị: là kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho những người trong nội bộ doanh nghiệp sử dụng, giúp cho việc đưa ra các quyết định để vận hành công việc kinh doanh và vạch kế hoạch cho tương lai phù hợp với chiến lược và sách lược kinh doanh.
Để phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị, có thể dựa vào những đặc điểm cơ bản sau :
  
Tiêu thức phân biệt
Kế toán tài chính
Kế toán quản trị
Đặc điểm của thông tin
Phải khách quan và có thể thẩm tra
Thông tin thích hợp và linh hoạt phù hợp với vấn đề cần giải quyết
Thước đo sử dụng
Chủ yếu là thước đo giá trị
Cả giá trị và hiện vật, thời gian
Các nguyên tắc sử dụng trong việc lập báo cáo
Phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung đã được thừa nhận, mang tính bắt buộc
Doanh nghiệp tự xây dựng, tự triển khai, có tính linh hoạt, không mang tính pháp lệnh
Người sử dụng thông tin
Các thành phần bên ngoài doanh nghiệp như các tổ chức tín dụng; đối thủ cạnh tranh; nhà cung cấp vật tư, hàng hóa, người đầu tư tài chính; người lao động v.v...
Các thành phần bên trong công ty: Giám đốc, quản lý hội đồng quản trị, các giám sát viên, quản đốc
Các báo cáo kế toán chủ yếu
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bản giải trình các báo cáo tài chính
- Các báo cáo cung cấp, dự trữ vật tư, hàng hóa...
- Các báo cáo về quá trình sản xuất (Tiến độ, chi phí, kết quả)
.- Các báo cáo về bán hàng (Chi phí giá vốn, doanh thu)...
Kỳ báo cáo
Quý, năm
Ngày, tuần, tháng,quý , năm
Phạm vi thông tin
Toàn doanh nghiệp
Gắn với các bộ phận trực thuộc doanh nghiệp
Trọng tâm thông tin
Chính xác, khách quan, tổng thể
Kịp thời, thích hợp, linh động , ít chú ý đến độ chính xác .

Theo Bách khoa toàn thư mở

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét